SỰ HÌNH THÀNH CỦA CHỦ NGHĨA THIẾT KẾ TỐI GIẢN (MINIMALISM)
Kiến trúc tối giản ra ời từ khoảng đầu thế kỉ 20 và được phát triển rõ nét vào khoảng những năm 1970, xuất phát từ xu hướng tối giản đi ngược lại các trào lưu thiết kế có tính trang trí cầu kì, thừa thãi. Một phần bắt nguồn từ lối sống và trào lưu nghệ thuật hiện đại của phương Tây, tinh thần này cũng là sự tiếp biến của phong cách Bauhaus đã có từ trước. Có thể coi Minimalism là một nhánh của Chủ nghĩa Kiến trúc hiện đại (Modernism), ưu tiên sự đơn giản và tính thực dụng. Kiến trúc sư tiên phong và truyền cảm hứng rõ nét cho phong cách tối giản là Ludwig Mies van der Rohe với câu tuyên ngôn bất hủ “Less is more”. Các công trình của Mies đã gây ấn tượng mạnh mẽ và làm thay ổi nhiều quan điểm thẩm mỹ vào thời kỳ đó. Song song với sự phát triển của Minimalism ở phương Tây, phong cách này đồng thời cũng chịu sự ảnh hưởng bởi thẩm mỹ Zen trong kiến trúc và văn hoá Nhật Bản. Đặt trong bối cảnh hậu Thế chiến II, khi nhu cầu tái thiết nhanh chóng, tiết kiệm tài nguyên đã thúc ẩy xu hướng thiết kế gọn nhẹ, hiệu quả, Minimalism nhanh chóng được định hình và trở thành phong cách thiết kế có chỗ đứng vững chắc trong quá trình hình thành phát triển của Chủ nghĩa Kiến trúc hiện đại.

Công trình của Ludwig Mies van der Rohe – The Farnsworth house – 1951
HÀNH TRÌNH DU NHẬP VÀO VIỆT NAM
Cách đây khoảng 20 năm, Minimalism du nhập vào Việt Nam qua những trang sách, ảnh chụp và chút ít thông tin trên Internet mà số ít kiến trúc sư tiếp cận được. Vào thời điểm đó, các kiến trúc sư Việt rất hào hứng và thích thú với cách tiếp cận đi từ vẻ đẹp nguyên bản của trường phái này. Kiến trúc khi được cởi bỏ lớp áo trang trí đã để lộ vẻ đẹp thuần khiết đầy cuốn hút. Những tên tuổi đi đầu phong cách tối giản như John Pawson hay Alberto Campo Baeza qua các công trình của mình đã khơi nguồn cảm hứng, thúc đẩy việc mang phong cách này vào thực tế, đặc biệt với nhà ở – nơi sự gần gũi và tính thực dụng của công năng được đề cao. Nhưng ở giai đoạn ầu, việc áp dụng thiết kế tối giản còn khá ngây ngô. Hình ảnh từ các công trình nổi tiếng thường được sao chép mà chưa thực sự hiểu sâu về tinh thần của Minimalism. Khi phong cách này lan tỏa trong giới thiết kế, nó bỗng trở thành một mỹ từ thời thượng, một trào lưu được nhiều người thử sức. Có lúc, mọi thứ bị đơn giản hóa đến mức cực đoan, hoặc chỉ tạo ra những thiết kế ít chi tiết rồi gọi đó là tối giản – nhưng lại thiếu đi tinh thần về mặt bản chất. Thực ra, kiến trúc tối giản không đơn thuần chỉ là sự lược giản về hình thức, mà là sự tinh tế trong cách sắp đặt, là dùng ít yếu tố nhất để tạo ra không gian hài hòa, thoáng đãng. Đó là những đường nét gọn gàng, bảng màu nhẹ nhàng đơn sắc, vật liệu mộc mạc bộc lộ được bản chất như gỗ hay bê tông. Trên hết là loại bỏ những gì không cần thiết để công năng và vẻ đẹp thuần khiết của không gian lên tiếng.

Công trình Montauk House của John Pawson
SỰ RA ĐỜI CỦA THIẾT KẾ TỐI GIẢN KIỂU MỚI
Cùng với sự phát triển của kiến trúc và nội thất hiện đại, hướng tới chất lượng sống và thích ứng với nhu cầu tiện nghi của thế hệ trẻ, phong cách tối giản kiểu mới đã hình thành và phát triển mạnh mẽ theo hướng tích cực. Nó kế thừa giá trị nguyên bản của Minimalism – vẻ đẹp tự thân của vật liệu, ánh sáng và không gian giản lược – nhưng được truyền cảm hứng từ tinh thần phóng khoáng của phong cách Scandinavian hay Japandi, nơi triết lý Wabi-sabi được tôn vinh. Phong cách này dần thay thế những xu hướng trang trí rườm rà, nặng về hình thức nhưng thiếu chiều sâu cảm xúc, mang đến một cách tiếp cận mới mẻ và trọn vẹn hơn. Sự thay đổi này đến từ việc nhìn nhận thiết kế tối giản không còn như một công thức cứng nhắc. Những người trẻ – những khách hàng mới, góp phần lớn vào việc định hình lại nó. Họ muốn không gian sống không chỉ đẹp mà còn phải “hợp” với mình, phản ánh lối sống hiện đại, gọn gàng nhưng không lạnh lẽo và mang cá tính riêng. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ vật liệu, nội thất đa năng và thiết bị thông minh đã mang lại động lực lớn cho thiết kế tối giản kiểu mới. Các giải pháp này cho phép tích hợp nhiều công năng trong một hình thức đơn giản, vượt qua những giới hạn truyền thống về hình thức và tiện nghi. Kết hợp với các yếu tố thân thiện môi trường và không gian xanh, kiến trúc tối giản giờ đây dễ dàng đạt được sự hài hòa với tự nhiên hơn. Không gian giờ đây không chỉ là những bức tường, mà là nơi ánh sáng, cây xanh và con người cùng “hít thở”.

Vật liệu, nội thất đa năng và thiết bị thông minh mang lại động lực cho thiết kế tối giản kiểu mới – ‘Ảnh: Vasta Stone
HƯỚNG TỚI PHONG CÁCH SỐNG MỚI
Ngày nay khi nhắc đến thiết kế tối giản, người ta không chỉ nghĩ đến sự giản lược hình thức theo nghĩa “bớt đi” mà còn là biểu tượng cho một phong cách sống. Không gian sống không còn là tập hợp của những mảnh ghép phức tạp, bị giới hạn bởi công nghệ hay vật liệu, mà là nơi cân bằng giữa chất lượng sống và cá tính riêng. Một ngôi nhà tối giản kiểu mới có thể vừa đầy đủ tiện nghi, vừa linh hoạt với không gian mở-đóng, vừa kết nối với thiên nhiên qua cây xanh hay ánh sáng tự nhiên. Nó không bắt buộc phải hy sinh thói quen, không gò bó vào sự thiếu thốn như cách hiểu cũ. Thay vào đó, thiết kế tối giản giờ đây là sự tự do – tự do để sống tốt hơn với ít hơn.

Công trình Villa LP của Nghia-Architect
- Trích “Trend26+ Magazine” –
- KTS NGUYỄN TUẤN NGHĨA – Sáng lập NGHIA ARCHITECTS